Bí quyết quản lý, điều hành nhân sự

July, 20 2020
Rate this item
(0 votes)
Bí quyết quản lý, điều hành nhân sự. Một nhà quản lý nhân viên giỏi hãy làm tấm gương cho tất cả nhân viên cấp dưới. Về kỷ luật, phong cách và tác phong làm việc. Có như vậy thì nhân viên mới tôn trọng, tin tưởng và đi theo bạn.
  • Kỹ năng phát triển nhân viên.

Mỗi nhà quản lý luôn phải xác định thời điểm thích hợp để phát triển nhân viên. Việc nhân viên được đào tạo thông qua mẫu kếhoạch đào tạo nhân viên (văn phòng, bán hàng), nâng cao kỹ năng tay nghề gắn kết chăm sóc khách hàng tốt hơn. Thúc đẩy tinh thần nỗ lực của nhân viên.

Nhân viên cũng cần được phát triển. Nhà quản lý cần định hướng phát triển, lộ  trình công danh trên cơ sở mục tiêu nghề nghiệp cá nhân, điểm mạnh, điểm yếu của họ.

  • Lắng nghe và thấu hiểu.

Người lãnh đạo thành công là những người biết lắng nghe, biết xây dựng mối quan hệ với nhân viên. Từ đó nhà quản lý không chỉ thu được những thông tin cần thiết, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới. Để có những chính sách, giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý. Đó cũng là cách để động viên, khích lệ tinh thần rất lớn. Một cách phá bỏ rào cản quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới.

Lắng nghe nhưng phải thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng và sẻ chia những khó khó, niêm vui, nỗi buồn của nhân viên. Sự quản lý từ tâm sẽ mang đến sự trung thành, cống hiến hết mình với công việc của nhân viên.

  • Phân chia công việc phù hợp.

Hãy đánh giá năng lực của từng cá nhân từ đó phân tích và đưa ra bảng mô tả công việc của nhân viên bán hàng sao cho giao công việc phù hợp. Để làm được như vậy thì bạn không nên bỏ qua kỹ năng số 7 ở trên. Tiếp xúc nhiều với nhân viên cũng là điều tốt sẽ hiểu rõ năng lực và sở trường của họ.

Sẽ không phải lo về vấn đề giao việc quá sức với năng lực của nhân viên. Điều đó sẽ làm nhân viên cảm thấy được tôn trọng và có thêm động lực làm việc.

  • Luôn luôn học hỏi.

Học – Học nữa – Học mãi

Một ngày trôi qua là một sự thay đổi là một sự biến động. Vì vậy cho dù học thế nào vẫn sẽ là chưa đủ. Thông qua không ngừng học hỏi, sẽ tích lũy được lượng lớn kiến thức, kinh nghiệm để theo kịp thời đại. Hơn nữa, việc này sẽ thúc đẩy sự ham học hỏi của mỗi nhân viên trong công ty.

  • Đặt ra mục tiêu công việc và tiêu chuẩn đánh giá thành tích.

Hãy đặt ra những mục tiêu công việc để nhân viên nhìn thấy tầm quan trọng, lên được kế hoạch thực hiện công việc cho đúng tiến độ. Bên cạnh đó, người quản trị nhân sự cũng đừng quên tiêu chuẩn đánh giá thành tích và hình thức khen thưởng đối với nhân viên hoàn thành công việc xuất sắc.

Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên một cách định kỳ, đột xuất sẽ kiểm soát được kết quả công việc của nhân viêc và tiến hành các biện pháp điều chỉnh cần thiết, kịp thời. Đánh giá nhân viên làm cơ sở cho việc bố trí và sử dụng lao động, đào tạo và phát triển nhân lực… Đồng thời, giúp nhân hiểu và hài lòng hơn với chính sách lương thưởng công bằng “ ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng ”.

  • Tạo động lực để nhân viên làm việc.

Công việc nhàm chán và quá dễ dàng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho nhân viên nghỉ việc. Vì vậy việc khích lệ tinh thần và tạo cơ hội để nhân viên thể hiện được hết khả năng của mình là vô cùng quan trọng! Hãy thiết kế công việc thật thú vị với mục tiêu vừa đủ thách thức để tạo sự hứng khởi và hướng nhân viên của bạn đạt đến mục tiêu này. Bạn cũng đừng quên gắn liền công việc với thế mạnh và lĩnh vực đam mê của từng nhân viên. 

Nếu như các khoản thưởng tạo ra động lực tài chính thì khen tạo ra động lực tinh thần thúc đẩy tinh thần làm việc hăng say hơn, sáng tạo hơn…Khen được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như giấy khen, tuyên dương trước công ty hay đơn giản chỉ là câu nói “ bạn làm tốt lắm”. Khen – chê nhân viên cũng là một nghệ thuật. Nếu bạn chê nhân viên một cách trực tiếp, khắt khe và từ ngữ thiếu văn hóa sẽ dễ khiến họ ấm ức và có thể từ bỏ bạn. Vì thế, khi chê nhân viên nhà quản trị cần phải vừa đấm, vừa xoa vì bản chất họ vẫn là nhân viên tốt. Bạn làm cho họ nhận biết được lỗi lầm nhưng không làm họ bị tổn thương hay bị xúc phạm để họ nỗ lực sủa chữa.

  • Định hướng công việc và định hướng phát triển cho nhân viên.

Lãnh đạo phải đảm bảo quản lý nhân viên ở mức mỗi các nhân phải nhận thức rõ ràng về công việc được giao. Nhân viên sẽ hiểu rõ được vị trí, vai trò của mình thì làm việc một cách hiệu quả, năng suất cao dưới sự hướng dẫn và định hướng của quản lý. Đồng thời, nâng cao mối quan hệ giao tiếp của sếp với nhân viên.

  • Tầm nhìn chiến lược.

Đây chính là kỹ năng quan trọng của một nhà quản lý để tập hợp các nguồn lực, bố trí nguồn nhân lực hợp lý và tạo sự thống nhất trong hành động. Hoạch định nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển doanh nghiệp.

  • Xác định rõ mục tiêu.

Mục tiêu rõ ràng là nền tảng cho mọi hoạt động khác. Mục tiêu xây dựng theo  mô hình SMART nghĩa là phải rõ ràng, cụ thể, khả thi, linh hoạt…Nếu mục tiêu không khả thi thì sẽ triệt tiêu sự nỗ lực sáng tạo của nhân viên. Mục tiêu không rõ ràng gây hoang mang cho nhân viên trong quá trình thực hiện thực hiện một cách sai lệch. Mục tiêu không ràng gây lãng phí nguồn lực tài chính, thời gian và nguồn nhân lực. Mục tiêu cần phân định cho từng cấp, từng bộ phận và cho từng cá nhân.

  • Công cụ làm việc.

Nhân viên phải có tất cả công cụ vật chất, kỹ thuật và cá nhân để thực hiện công việc của họ. Chúng là những công cụ, dụng cụ, không gian làm việc thích hợp, thời gian làm việc hợp lý, sự ủng hộ của người quản lý, khả năng tiếp cận những kỹ năng và khóa học công nghệ cần thiết. Ngoài ra, sự hướng dẫn cũng là điều không thể thiếu, đặc biệt trong quá trình hội nhập công việc và môi trường làm việc. Nó giúp nhân viên thích nghi với vai trò mới, hòa đồng với đồng nghiệp và môi trường làm việc một cách thoải mái.

Mộc Miên – công ty Hi Bay

Read 28004 times